2017年03月

Chữa bệnh trĩ không cần phẫu thuật có khỏi bệnh được không


Hiện nay không ít người mắc bệnh trĩ còn e ngại việc điều trị bằng phẫu thuật vì sợ những tác động của dụng cụ y khoa gây đau đớn và làm ảnh hưởng đến hậu môn. Chính vì thế, vấn đề chữa bệnh trĩ không cần phẫu thuật có được không luôn được mọi người quan tâm. Các bạn hãy cùng tìm câu trả lời chính xác nhất trong bài viết sau nhé.
 

Bệnh trĩ có 2 triệu chứng cơ bản của bệnh trĩ mà bạn cần biết là đại tiện ra máu và sa búi trĩ. Ngoài ra, bệnh trĩ còn có những triệu chứng khác như ngứa rát hậu môn...

 
Chữa bệnh trĩ không cần phẫu thuật có thật sự hiệu quả không?


Bác sĩ tư vấn: Chữa bệnh trĩ không cần phẫu thuật có được không?


chua-benh-tri-khong-can-phau-thuat-3



Các chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa Thái Bình Dương cho biết, bệnh trĩ là tình trạng các tĩnh mạch ở khu vực hậu môn – trực tràng bị co giãn quá mức, hình thành nên các búi trĩ. Bệnh trĩ thường bao gồm 3 dạng khác nhau như: bệnh trĩ ngoại, trĩ nội và trĩ hỗn hợp.
 

Bệnh thường xuất hiện ở những người có thói quen đứng hay ngồi một vị trí quá lâu, thường xuyên nhịn đi đại tiện, lười vận động, có chế độ ăn không lành mạnh,…
 

Bệnh trĩ không những gây ra nhiều phiền toái trong sinh hoạt mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh. Chính vì thế nếu không may mắc bệnh trĩ, bạn nên điều trị bằng những cách chữa bệnh trĩ tốt nhất càng sớm càng tốt. 
 

Hiện nay, có nhiều cách chữa bệnh trĩ khác nhau như: phương pháp dùng thuốc tây y, phẫu thuật cắt trĩ, cách chữa bệnh trĩ dân gian, chữa bệnh trĩ bằng Đông y, Đông - Tây y kết hợp,... Do đó, bệnh trĩ giai đoạn đầu có thể được chữa khỏi bằng cách chữa bệnh trĩ đơn giản nhất mà không cần phẫu thuật.


Hiện nay có các phương pháp cách chữa bệnh trĩ không cần phẫu thuật như: Cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian


Đây được xem là cách chữa bệnh trĩ tự nhiên đơn giản và có thể thực hiện tại nhà. Cách chữa bệnh trĩ bằng thuốc nam sẽ được thực hiện bằng cách sử dụng các loại cây thuốc tự nhiên như: lá rau diếp cá, củ nghệ, lá và trái sung, quả bồ kết, trái đu đủ, cây lá bỏng, lá bông thiên lý,… Cụ thể là:

Chữa bệnh trĩ không cần phẫu thuật bằng rau diếp cá được xem là một trong những cách chữa bệnh trĩ dân gian hiệu quả nhất.
 

Có thể dùng phương pháp chữa trĩ truyền thống
 

Các thủ thuật như chích xơ bằng thuốc gây xơ, thắt trĩ, đốt lưỡng cực hay quang đông bằng hồng ngoại… là phương pháp điều trị truyền thống mà các cơ sở y tế thường hay áp dụng. Tuy nhiên, các thủ thuật này cũng chỉ áp dụng cho bệnh nhân mắc trĩ giai đoạn đầu còn nhẹ, mới đang ở mức độ chảy máu và viêm nhiễm. Phương pháp truyền thống còn có thêm vài điểm hạn chế đó là: Điều trị không triệt để, bệnh hay tái phát, hay để lại biến chứng cho bệnh nhân (đi ngoài không tự chủ…), gây đau đớn cho bệnh nhân trong quá trình điều trị.
 

Các biện chữa bệnh trĩ dân gian cũng rất hiệu quả.
 

       - Cách chữa bệnh trĩ theo dân gian bằng rau diếp cá: Người bệnh trĩ có thể ăn sống rau diếp cá thay cho những loại rau khác, nấu nước rau diếp cá để uống, để xông hậu môn và dùng bã rau đắp lên búi trĩ, uống sinh tố rau diếp cá, phơi khô lá rau diếp cá để uống dần như trà,... Đây được xem như cách chữa bệnh trĩ ngoại bằng phương pháp dân gian hiệu quả nhất. Tuy nhiên, người bệnh trĩ nội, trĩ hỗn hợp vẫn có thể áp dụng.
 

     - Cách chữa bệnh trĩ tốt nhất bằng củ nghệ: Dùng một củ nghệ tươi rửa sạch, đâm nhuyễn hoặc xay nhỏ để vắt lấy nước. Sử dụng tăm bông hoặc bông gòn thấm nước nghệ tươi rồi thoa vào vùng hậu môn, búi trĩ để giúp giảm đau, cầm máu, giảm ngứa và mau lành. Đây là cách chữa bệnh trĩ thông thường được nhiều người biết đến.
 

     - Cách điều trị bệnh trĩ đơn giản nhất bằng lá và trái sung: Người bệnh nên dùng quả sung nấu chung với lòng lợn làm món canh cho bữa ăn hằng ngày của mình. Dùng lá và quả sung nấu nước xông hậu môn thường xuyên. Đây chính là cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà được nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả cao. Người bệnh trĩ nội, trĩ hỗn hợp cũng có thể điều trị bằng cách này.

Điều trị bệnh trĩ không cần phẫu thuật

Các phương pháp chữa trĩ không cần phẫu thuật
 

- Sử dụng thuốc uống và thuốc đặt trĩ: Trên thị trường có rất nhiều dạng thuốc uống và thuốc đặt để điều trị bệnh trĩ. Tuy nhiên, việc lựa chọn một loại thuốc phù hợp với bệnh của mình thì lại là điều không hề đơn giản, thậm chí nếu dùng sai cách hoặc không có sự chỉ định của bác sĩ còn có thể dẫn đến các phản ứng phụ không mong muốn và cũng không mang lại hiệu quả gì cho người bệnh.
 

- Điều trị bệnh trĩ bằng thuốc Đông y: Đây cũng là phương pháp được nhiều người lựa chọn, điều trị bằng đông y bao gồm cả thuốc uống và thuốc ngâm. Nếu lựa chọn điều trị theo phương pháp này, bệnh nhân cần phải kiên trì và dùng thuốc lâu dài, trường hợp bệnh trĩ của bạn ở mức độ nặng thì phương pháp này cũng không phải là sự lựa chọn khả quan. Hơn nữa phương pháp này có những hạn chế đó là: công đoạn phức tạp vì phải sắc thuốc (đối với những người bận rộn thì điều này rất khó thực hiện), kinh phí tốn kém vì phải điều trị lâu dài.

Nói chung, các phương pháp điều trị trĩ không cần phẫu thuật trên chỉ áp dụng khi bệnh còn ở mức độ nhẹ. Bệnh nhân khi điều trị theo các phương pháp này cũng cần xác định tâm lý: kiên trì, tốn kém kinh phí nhiều hơn.
 

Hiện nay, phòng khám đa khoa Thiên Tâm đang áp dụng kỹ thuật HCTP và PPH trong việc điều trị bệnh trĩ. Đây được coi như kỹ thuật hiện đại và tiên tiến bậc nhất trong việc điều trị bệnh trĩ, giải quyết dứt điểm nỗi lo cho bệnh nhân trĩ. Ưu điểm mà hai phương pháp này đem lại đó là: không đau, không nằm viện, ít gây biến chứng, tính an toàn và hiệu quả cao, tiết kiệm tối đa thời gian và kinh phí.


Nguồn: 

Mắc bệnh trĩ nên ăn gì và kiêng gì?

Bệnh trĩ là hiện tượng bị phình, giãn quá mức đám rối tĩnh mạch ở vùng cuối trực tràng và hậu môn. Bệnh trĩ là một loại bệnh của mạch máu tĩnh mạch. Khi tĩnh mạch hậu môn hoạt động kém máu đi đến đây sẽ không lưu thông được, ứ đọng làm cho tĩnh mạch giãn, phình ra. Bệnh nặng búi Trĩ to có thể làm cho máu đông lại thành cục gây tắc nghẽn. Nguyên nhân gây bệnh trĩ thì nhiều nhưng chủ yếu vẫn là do nóng trong, táo bón, đây cũng là yếu tố làm cho bệnh trĩ phát triển nhanh chóng. Vì vậy đối với người bị bệnh trĩ cần điều chỉnh thói quen ăn uống sinh hoạt hợp lý, hài hòa để hạn chế bệnh phát triển. Một số kinh nghiệm người xưa truyền lại là cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không rất hiểu quả. Các bạn vào mục bài viết để đọc lại rõ hơn nhé


Người bị bệnh trĩ nên ăn các rau quả có nhiều chất xơ
 

1.Người bị trĩ nên ăn gì?
 

      – Uống nhiều nước:
 

Trước tiên, người bệnh trĩ cần uống nhiều nước trong mọi trường hợp (nước giải khát, bữa ăn có nhiều canh…) vì nước khá đắc lợi trong việc làm mềm phân.
 

Một ngày phải uống từ 1,5 đến 2 lít, nên uống nhiều nước trái cây, nước rau quả, súp rau…
 

Bệnh nhân có thể uống nước lạnh vào mỗi sáng để kích thích đi tiêu.
 

Ngoài ra, các nước mát như nước ép rau má, nước ép rau diếp cá, nước ép cà rốt và các loại nước ép hoa quả đặc biệt tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ và phòng ngừa bệnh, giúp giảm đau sưng do bệnh trĩ gây ra bằng cách củng cố các tĩnh mạch.


Bị bệnh trĩ cần nên ăn uống kiêng gì?


Các nước ép rau quả đặc biệt tốt cho người bị bệnh trĩ


       – Ăn thức ăn có nhiều chất xơ:

Bên cạnh việc uống nhiều nước mỗi ngày, bệnh nhân nên tăng cường chất xơ trong chế độ ăn vì chất xơ tham gia trữ nước đáng kể trong ruột, làm phân dễ bở ra nên dễ dàng khi di chuyển.
 

Các món cung cấp nhiều chất xơ như: rau, củ, quả, đậu phụ, ngũ cốc.
 

       – Sử dụng thực phẩm nhuận tràng
 

Các loại rau mồng tơi, rau đay, rau dền, rau diếp cá, rau lang có tính mát, nhuận tràng giúp tiêu hóa dễ dàng. Củ khoai lang cũng rất tốt đối với người bệnh trĩ, nên ăn thêm khoai lang luộc vào các bữa phụ. Nên ăn các loại bưởi, cam, quýt vừa giúp thanh nhiệt, vừa cung cấp nhiều chất xơ. Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng thêm chuối. Chuối cũng là loại quả có giá trị nhuận tràng tốt, sau mỗi bữa ăn nên dùng một quả chuối, hoặc ăn ít dưa hấu.
 

       – Ăn thức ăn nhiều chất sắt
 

Do bệnh trĩ gây mất máu mạn tính nên người bệnh dễ bị thiếu máu, vì vậy nên chế độ ăn cho bệnh nhân trĩ cần bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất sắt như: gan gà, cua hấp, cá ngừ, mận, mơ khô, nho khô, hạt hướng dương, hạt điều, hạnh nhân, mè, khoai tây luộc, rau bó xôi, bông cải xanh nấu chín, dưa đỏ, rau cần, mộc nhĩ đen (nấm mèo đen), vừng (mè đen), …

bac-si-tu-van-1

 

2. Người mắc bệnh trĩ nên kiêng, hạn chế ăn:


Hạn chế ăn muối và kiêng các chất gia vị cay, nóng, cà phê, rượu, nước ngọt có ga và những thực phẩm chứa chất cafein.Muối có khuynh hướng giữ nước lại trong cơ thể, làm các tế bào và mạch máu trương căng ra, làm nặng hơn triệu chứng trĩ.Những gia vị cay, nóng như: ớt, hồ tiêu, hành… gây kích ứng niêm mạc dạ dày, ruột và thường tạo cảm giác khó chịu khi phân đi qua hậu môn.Nước ngọt có ga vì làm tăng áp lực trong khung ruột.

Giảm tối đa bánh mì, cơm tấm, bánh ngọt và sô-cô-la vì không chỉ gây táo bón mà còn tăng phản ứng ngứa hậu môn.
 

Không nên ăn đồ ăn quá nhiều chất mỡ hoặc đồ+ rán… Bởi đồ ăn chứa nhiều chất béo thường gây khó tiêu và làm cơ thể dễ bị nóng trong. Điều này có thể làm cho bệnh trĩ của bạn có thể bị nặng hơn.
 

Kiêng tuyệt đối món ăn nào đã gây dị ứng trước đó.

==>> Bạn nên xem: đi ngoài ra máu tươi là bệnh gì

3. Chế độ sinh hoạt thích hợp cho bệnh nhân trĩ
 

– Tập thói quen đi đại tiện hàng ngày vào một thời điểm cố định, không nên rặn khi đi vệ sinh.
 

– Rửa hậu môn sau khi đi vệ sinh bằng nước sạch, không nên dùng giấy lau.
 

– Cần có chế độ nghỉ ngơi, đứng dậy đi lại đối với những người công việc đứng lâu hoặc ngồi nhiều khoảng 5 phút mỗi tiếng.

– Không làm các công việc nặng nhọc, khuân vác nặng.
 

– Tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên khoảng 30 phút mỗi ngày (tốt nhất là đi bộ). Không tập các môn thể thao nặng như cử tạ, chạy, erobic…
 

– Tập thót hậu môn 30-50 lần vào buổi sáng và buổi tối.
 

– Đi ngủ đúng giờ, không thức khuya. Chú ý giữ nếp sinh hoạt điều độ.
 

Hy vọng rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp ở trên sẽ giúp các bạn có những thông tin hữu ích về bệnh trĩ cũng như chế độ ăn uống phù hợp để bệnh không phát triển nặng.
 

Chúc các bạn sức khỏe!

Nguồn: http://khamchuabenhtri.blog.jp/ 

↑このページのトップヘ